Tin tức

Bí kíp phòng ngừa và sàng lọc bệnh dịch mùa đông xuân 

Ngày 17/02/2020
Cúm A, Cúm B, Cúm A/H1N1 (ít gặp), Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu, Sốt xuất huyết,... là những bệnh dịch mùa đông xuân dễ xuất hiện, lây lan, bùng phát trong cộng đồng. Bệnh có chung triệu chứng giống “cúm” nên khó nhận diện, dễ chủ quan, sinh ra biến chứng nguy hiểm. Chủ động phòng ngừa, tham gia sàng lọc là giải pháp hàng đầu để phát hiện sớm và ngăn ngừa những hệ lụy không đáng có do bệnh gây ra.

1. Mùa đông - xuân và các loại dịch bệnh

1.1. Mùa đông - xuân và những yếu tố thuận lợi cho dịch bệnh phát triển

Mặc dù thống kê của Bộ Y tế cho biết trong 10 tháng của năm 2019, một số loại bệnh đã có xu hướng giảm so với 2018 nhưng vẫn tồn tại các trường hợp mắc bệnh dai dẳng, ổ dịch tản phát, một số bệnh vẫn có số người mắc ở mức cao (điển hình là sốt xuất huyết, chân tay miệng) và vẫn có những trường hợp tử vong vì các bệnh lý này.

Dịch bệnh mùa đông xuân dễ bùng phát do thời tiết nồm ẩm

Dịch bệnh mùa đông xuân dễ bùng phát do thời tiết nồm ẩm

Mùa đông - xuân là giai đoạn thời tiết nồm ẩm kéo dài, mưa nhiều, nền nhiệt độ thay đổi liên tục và có sự chênh lệch khá lớn,... Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm có nhiều lễ hội tập trung đông người nên nguy cơ xâm nhập các bệnh truyền nhiễm rất cao. 

Những yếu tố trên đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại côn trùng, vi nấm, vi khuẩn, virus,... Và cũng vì thế mà đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ vào thời điểm này, các loại dịch bệnh mùa đông xuân thi nhau kéo đến, lây lan, bùng phát thành dịch rất khó kiểm soát. Điển hình trong số đó phải kể đến các bệnh: Cúm A, Cúm B, Cúm A/H1N1 (ít gặp), Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu, Sốt xuất huyết,...

1.2. Các loại dịch bệnh mùa đông - xuân tiêu biểu

- Cúm mùa

Cúm mùa là một bệnh có tỷ lệ người mắc rất cao, dễ gặp nhất vào mùa đông - xuân và lúc thời tiết ẩm. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến: Cúm A, Cúm B, Cúm A/H1N1 (ít gặp hơn),... Cúm có thể lây qua đường hô hấp khi giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra bên ngoài không khí do hắt hơi, ho, xì mũi,…

Cúm mùa là bệnh do virus cúm gây ra, dễ lây qua đường hô hấp

Cúm mùa là bệnh do virus cúm gây ra, dễ lây qua đường hô hấp

Đây là dạng bệnh được gây ra bởi virus cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn. Người bị cúm mùa thường có các triệu chứng: sốt cao trên 39 độ C, nhức đầu, rét run, buồn nôn, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho,... Bệnh tiến triển lành tính là chủ yếu nhưng cũng có thể biến chứng nguy hiểm ở đối tượng mắc bệnh lý mạn tính về hô hấp hoặc tim mạch, suy giảm miễn dịch, trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai… gây ra viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, thậm chí tử vong.

- Sởi, quai bị, rubella

Bệnh sởi, quai bị và rubella cũng đều dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, do virus gây nên. Đây là nhóm bệnh có nguy cơ cao với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người làm việc ở môi trường có dịch bệnh,... Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng: viêm não, viêm phổi, tiêu chảy, mù lòa, nặng nhất là dẫn đến tử vong.

- Thủy đậu 

Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với mụn nước, tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bệnh. Biểu hiện của bệnh gồm mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, nhức đầu, đau họng, nổi ban ngứa ở mặt, cổ rồi nhanh chóng lan ra toàn thân. Các ban ngứa ấy sau chuyển thành những nốt mụn chứa nước bên trong hoặc có mủ (nếu nhiễm trùng), cuối cùng chúng khô dần, thành vảy và khỏi sau 5 - 7 ngày. Bệnh thủy đậu nếu không được điều trị đúng, khi nhiễm trùng có thể biến chứng giảm tiểu cầu, viêm cơ tim, liệt thần kinh mặt, viêm tủy,...

- Sốt xuất huyết

Thời điểm đông xuân thường thường có những đợt không khí lạnh kèm mưa phùn, nồm, khiến môi trường ẩm ướt, muỗi có điều kiện sinh sôi và phát triển. Sốt xuất huyết cũng từ đó mà sinh ra.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người bình thường. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là: sốt cao trên 40 độ C, ói mửa, nhức đầu, phát ban dạng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam,... Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh phải kể đến tình trạng tràn dịch màng phổi, chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hóa,... có thể gây ra tử vong.

2. Phương pháp phòng ngừa dịch bệnh mùa đông xuân 

Các loại dịch bệnh mùa đông xuân nêu trên có tính chất lây nhiễm nhanh chóng, dễ biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế, tránh những hệ lụy này, mỗi cá nhân cần phải tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa:

- Luôn giữ ấm cơ thể khi ra ngoài thời tiết lạnh.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ bằng cách: lau dọn thường xuyên, giữ cho không khí khô thoáng…

- Vệ sinh cá nhân đảm bảo: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, súc miệng và rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý,...

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt mầm bệnh 

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt mầm bệnh 

- Ăn chín uống sôi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Hạn chế tụ tập đông người để tránh nguy cơ lây chéo bệnh.

- Đến ngay cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu nghi ngờ Cúm, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu, Sốt xuất huyết,... để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

- Sàng lọc sớm để phân loại bệnh truyền nhiễm, tránh lây lan cho cộng đồng.

3. Sàng lọc tác nhân gây dịch bệnh mùa đông xuân - chủ động phòng phòng ngừa và điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng

Như đã nói ở trên, các loại dịch bệnh mùa đông xuân như: Cúm A, Cúm B, Cúm A/H1N1 (ít gặp), Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu, Sốt xuất huyết,... rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Điều đáng nói là triệu chứng ban đầu của chúng như: ho, sổ mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi,... là khá giống nhau nên rất khó phân biệt. Đặc biệt, hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến toàn cầu đứng trước nguy cơ đại dịch. Bệnh viêm phổi do virus Corona mới gây ra lại cũng có những triệu chứng giống “cúm”, rất dễ lây lan, khiến nhiều người hoang mang.

Vì thế, việc chủ động phòng bệnh, thực hiện sàng lọc là vô cùng cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, hạn chế lây lan, bùng phát thành dịch và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh mùa đông xuân. Đây cũng chính là lý do Gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân (áp dụng từ 04/2/ đến 15/04/2020) của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ra đời.

Với gói sàng lọc này, bạn sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích thiết thực:

- Không cần đến bệnh viện, không lo sợ bị lây nhiễm bệnh chéo.

- Dễ dàng nhận kết quả xét nghiệm bằng hình thức: tra cứu trên máy tính hoặc điện thoại qua ứng dụng iCNM và website medlatec.vn; trả tại nhà; qua email; gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn.

- Nhận kết quả trong thời gian ngắn mà vẫn yên tâm về tính chính xác bởi bệnh phẩm được phân tích trên hệ thống xét nghiệm tự động đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012.

- Chỉ phải chi trả 10.000 đồng/lần đi lại lấy mẫu và trả kết quả tại nhà.

Sàng lọc tác nhân gây dịch bệnh mùa đông xuân bởi MEDLATEC - yên tâm đi qua mùa dịch

Sàng lọc tác nhân gây dịch bệnh mùa đông xuân bởi MEDLATEC - yên tâm đi qua mùa dịch

Bất kỳ thời điểm nào bạn cần tìm hiểu, đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc dịch bệnh mùa đông xuân, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng phục vụ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ